Truy cập nội dung luôn
THANH TRA TỈNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới

Tiền lương

  • Tác giả: Đinh Trần Đại

  • 16/04/2024 08:07

Trước đây tôi làm việc tại Ban quản lý dự án, cuối năm được nhận tiền thu nhập tăng thêm, sau khi nhận lãnh đạo yêu cầu nộp lại một phần tiền, đây có phải là tiền lương người lao động được nhận, lãnh đạo yêu cầu nộp lại 1 phần cho có đúng không
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 19/04/2024 13:58

Trả lời:

Qua nghiên cứu, Thanh tra tỉnh nhận thấy nội dung câu hỏi được ông Đại nêu không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của Thanh tra tỉnh, do đó Thanh tra tỉnh không có cơ sở để trả lời, hướng dẫn ông Đại được cụ thể. Tuy nhiên, để hỗ trợ Ông có thông tin thêm, Thanh tra tỉnh trao đổi như sau: Về nội dung chi trả tiền thu nhập tăng thêm được thực hiện căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa ông Đại và Người đứng đầu đơn vị, do đó đề nghị ông Đại liên hệ với đơn vị nơi mình làm việc/công tác để được trả lời theo quy định.

VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN DỰ ÁN 1/TIỂU DỰ ÁN 1/HOẠT ĐỘNG 1 DUY TU BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH NGOÀI SỬA CHỮA HẠNG MỤC CŨ CÓ ĐƯỢC BỔ SUNG XÂY MỚI

  • Tác giả: Nguyễn Thị Diệu

  • 16/08/2023 10:25

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 23/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2023 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn đối ứng ngân sách tỉnh; theo đó tại Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KTXH huyện nghèo/Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KTXH huyện nghèo/Hoạt động 1: Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn huyện: 506 triệu đồng. - Nội dung và quy mô thiết kế công trình như sau: sửa chữa hạng mục hư hỏng, thay thế đường ống nước và có bổ sung xây mới 09 bể chứa hộ gia đình cho khu dân cư. - Theo tôi thì Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được hiểu là một nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp dùng để đầu tư sửa chữa, cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất nào đó. Khoản chi cho vốn sự nghiệp đầu tư này được gọi là khoản chi lưỡng tính, bởi vì nó sẽ mang tính chất thường xuyên và cũng có thể không thường xuyên. Trong trường hợp này mang tính không thường xuyên sẽ là những duy tu, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất nhằm phục hồi và tăng giá trị tài sản cố định đó. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, yêu cầu tính hiệu quả và tiết kiệm sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì việc duy tu sửa chữa hạng mục hiện có và bổ sung bể nước như trên là một biện pháp phù hợp. Nguồn Vốn sự nghiệp được phân để thực hiện DA1/TDA1/ hoạt động 1 ngoài những nội dung sửa chữa hạng mục hiện có có được bổ sung xây mới 09 bể chứa hay không, có phù hợp với nguồn vốn.
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 23/08/2023 17:09

Trả lời:

Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi nhận được câu hỏi của bà Nguyễn Thị Diệu (địa chỉ: xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi), có nội dung liên quan đến việc quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2023. Qua xem xét, nhận thấy nội dung câu hỏi của bà không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên để hỗ trợ cho bà có thêm thông tin, Thanh tra tỉnh trao đổi như sau:

Ngày 08/6/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 23/2023/QĐ-UBND về ban hành Quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, theo đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 (điểm b khoản 4 Điều 2); các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện (do UBND huyện, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp huyện giao nhiệm vụ) là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp huyện. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Bà gửi đơn đến cơ quan chủ trì quản lý Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của cấp huyện, cấp tỉnh theo thẩm quyền nêu trên để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể.

Cơ sở pháp lý của Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Đất ?

  • Tác giả: Lê Văn Tài

  • 21/05/2023 10:44

Ba tôi có thửa đất từ thời ông cố tôi đến giờ, này là thửa số 192 tờ bản đồ số 11, có diện tích là 1269 m2 gồm 200 m2 đất ở và 1069 m2 đất trồng cây hằng năm, tại tờ bản đồ số 11 thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, đã cấp giấy CNQSDĐ năm 2005, theo tờ số 11 bản đồ địa chính 2004 xã Đức Thạnh. Thửa đất này biến động lần thứ nhất năm 2016 khi nhà nước thu hồi 89 m2 để làm dự án sông Thoa, huyện có sửa đổi trên giấy CQSDĐ ở mục " Cơ sở pháp lý" và đền bù tiền theo diện tích thu hồi. Đến năm 2018 chuyển nhượng trao tặng cho tôi (biến động lần thứ 2), tiếp tục được chỉnh lý bổ sung thêm ở phần "Cơ sở pháp lý" của giấy CNQSDĐ. Ngoài 2 lần chỉnh lý trên thì thửa đất đó không xảy ra tranh chấp gì. Đến năm 2020, xảy ra tranh chấp ở cạnh phía Tây của thửa đất. Tôi chưa nói đến việc ai đúng ai sai, nhưng tòa án không căn cứ vào giấy CNQSDĐ, mục " cơ sở pháp lý", không căn cứ vào trích lục thửa đất của văn phòng đất đai chi nhánh huyện, mà dựa vào sơ đồ đất của bản đồ 299/TTg nói đất tôi 1150 m2 theo bản đồ này và nói cán bộ của phòng Tài Nguyên Môi Trường đo đạc sai. Vậy thì giấy CNQSDĐ là cơ sở pháp lý hay sơ đồ đất theo bản đồ 299/TTg là cơ sở pháp lý? Tôi xin nói thêm lúc nhà nước đền bù thu hồi củng dựa trên giấy với diện tích là 1269 m2, lúc chuyển nhượng trao tặng cho tôi củng là 1269 m2, khi xảy ra tranh chấp, tòa án thẩm định và đo đạc củng đo theo giấy CNQSDĐ cấp 2005 theo bản đồ địa chính 2004, nhưng khi xét xử thì không dựa vào giấy CNQSDĐ, trích lục, sơ đồ bản vẻ, cạnh, kích thước đo đạc theo giấy CNQSDĐ (đo bằng phương pháp đo tọa độ) mà dựa vào nhận định, ở đây là lời nói (không văn bản, sơ đồ) từ phía UBND xã Đức Thạnh - nhận định của cán bộ địa chính xã, trong tài liệu chứng cứ thu thập của tòa án sơ thẩm củng không cung cấp được bằng chứng khẳng định diện tích đất của tôi là 1150 m2 như UBND xã nói. Vậy chưa nói đến tính đúng sai trong vụ tranh chấp đất đai, nhưng tòa án sơ thẩm và phúc thẩm xét xử vụ án tranh chấp đất đai (đất đã có giấy CNQSDĐ) mà không dựa vào giấy CNQSDĐ và trích lục thửa đất do văn phòng đăng ký đất đai cung cấp, đo đạc một đằng xử một nẻo, xét xử theo nhận định của cá nhân tổ chức nhà nước nhưng không có văn bản, sơ đồ, không bằng chứng xác thực, không đưa ra được căn cứ xác minh. vậy giá trị pháp lý của giấy CNQSDĐ là gì? mục cơ sở pháp lý trên giấy là gì? Tòa án xét xử không dựa trên giấy, trên đo đạc, mà dựa vào ý kiến chủ quan (lời nói) của cán bộ địa chính UBND xã Đức Thạnh là đúng hay sai? Tôi mong Sở Thanh Tra trả lời khách quan cho tôi để tôi lấy ý kiến gửi kháng cáo củng như để làm việc sau này với tòa án tối cao. tôi xin chân thành cảm ơn.
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 12/06/2023 15:01

Trả lời:

Theo nội dung trình bày và hỏi của Ông Lê Văn Tài, Thanh tra tỉnh có một số ý kiến trao đổi như sau:

1. Về câu hỏi: “Tòa án xét xử không dựa trên giấy, trên đo đạc, mà dựa vào ý kiến chủ quan (lời nói) của cán bộ địa chính UBND xã Đức Thạnh là đúng hay sai?”.

Theo nội dung trình bày của Ông cho thấy, vụ tranh chấp đất đai giữa Ông và người khác đã được 02 cấp Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm xét xử. Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì Thanh tra tỉnh không có trách nhiệm, thẩm quyền đánh giá, có ý kiến đối với việc xét xử của Tòa án; do đó, Thanh tra tỉnh không thể trả lời theo câu hỏi nêu trên của Ông.

2. Về câu hỏi: “Giá trị pháp lý của Giấy GCNQSĐ đất là gì; mục cơ sở pháp lý trên giấy là gì?”.

Thanh tra tỉnh xin trích dẫn một số quy định pháp luật có liên quan để Ông tham khảo:

2.1. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

2.2. Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quy định nội dung xác nhận thay đổi vào cấp Giấy chứng nhận đã cấp: Nội dung xác nhận thay đổi được ghi vào cột "Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý" trên Giấy chứng nhận trong các trường hợp như sau:

1. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi theo quy định như sau:

a) Trường hợp chuyển quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất, chuyển quyền sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất bằng một trong các hình thức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này thì lần lượt ghi: hình thức (hoặc căn cứ) chuyển quyền; tên và địa chỉ của bên nhận quyền theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này (dưới đây gọi là tên và địa chỉ của bên nhận quyền); mã hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là mã hồ sơ thủ tục đăng ký).

b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần diện tích thửa đất, một phần tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này thì trên Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền lần lượt ghi: hình thức (hoặc lý do) chuyển quyền; loại tài sản chuyển quyền; tên và địa chỉ của bên nhận chuyển quyền; diện tích chuyển quyền và số hiệu thửa đất sau khi chia tách để chuyển quyền; mã hồ sơ thủ tục đăng ký; diện tích và số hiệu thửa đất sau khi chia tách còn lại không chuyển quyền.

c) Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp cho nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất thì trên Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền lần lượt ghi: hình thức (hoặc lý do) chuyển quyền; số hiệu thửa đất chuyển quyền; tên và địa chỉ của bên nhận chuyển quyền; mã hồ sơ thủ tục đăng ký.

2. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư để bán hoặc bán kết hợp với cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì khi làm thủ tục chuyển quyền cho người mua căn hộ đầu tiên, Giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư được ghi "Thửa đất chuyển sang hình thức sử dụng chung"; trường hợp khu đất làm nhà chung cư có một phần diện tích thuộc quyền sử dụng chung của người mua căn hộ và một phần thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật thì phải đo đạc tách thành các thửa đất riêng để cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp trên Giấy chứng nhận của Chủ đầu tư đã chứng nhận quyền sở hữu các căn hộ chung cư thì khi chủ đầu tư chuyển quyền sở hữu căn hộ, trên Giấy chứng nhận của chủ đầu tư được ghi thêm "Đã bán căn hộ số... theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

3. Trường hợp xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi "Xóa nội dung đăng ký góp vốn ngày …/.../... (ghi ngày đã đăng ký góp vốn trước đây); theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

4. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành của chung hai vợ chồng thì ghi "Chuyển quyền... (ghi loại tài sản chuyển quyền) của... (ghi tên người chồng hoặc vợ đã chuyển quyền) thành của chung Ông... và vợ là Bà... (ghi tên và địa chỉ của hai vợ chồng) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

5. Trường hợp đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi như sau:

a) Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì ghi "Thế chấp bằng... (ghi tên tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) tại... (ghi tên và địa chỉ của bên nhận thế chấp) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)";

b) Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi "Nội dung đã đăng ký thế chấp ngày .../.../... có thay đổi... (ghi cụ thể nội dung tài sản thế chấp trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số... (ghi số mã hồ sơ thủ tục đăng ký)";

c) Trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì ghi "Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/.../... (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

6. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao cho thuê, cho thuê lại đất thì trên Giấy chứng nhận của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng được ghi "Cho... (ghi tên và địa chỉ bên thuê, thuê lại) thuê (hoặc thuê lại) thửa (hoặc lô) đất số... diện tích... m2; theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

Trường hợp chấm dứt việc cho thuê, cho thuê lại đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho bên thuê đất; Giấy chứng nhận của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng được ghi: "Đã xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ ngày …/.../... theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).

7. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên, thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ thì ghi "Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất)... (ghi cụ thể nội dung thay đổi: đổi tên, thay đổi giấy CMND, Giấy chứng nhận đầu tư,... địa chỉ) từ... thành... (ghi thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

Trường hợp chuyển đổi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thành tổ chức kinh tế của hộ gia đình, cá nhân đó hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp mà không thuộc trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi "Người sử dụng đất (hoặc Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) đổi tên thành... (ghi tên và giấy tờ pháp nhân trước và sau khi chuyển đổi) do... (ghi hình thức thành lập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

8. Trường hợp thay đổi diện tích do sạt lở tự nhiên một phần thửa đất thì ghi "Sạt lở tự nhiên... m2 theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)"; trường hợp sạt lở toàn bộ diện tích của thửa đất trên Giấy chứng nhận cấp chung cho nhiều thửa thì ghi "Sạt lở tự nhiên cả thửa đất số... theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

9. Trường hợp thay đổi số hiệu thửa đất thì ghi "Số thửa đất thay đổi lại là... do... (ghi lý do thay đổi)"; thay đổi số thứ tự tờ bản đồ thì ghi "Số mới của tờ bản đồ là... do... (ghi lý do thay đổi)"; thay đổi diện tích thửa đất do đo đạc lại thì ghi "Diện tích thửa đất đo đạc lại là... m2".

Trường hợp thay đổi tên đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ghi "Đổi tên xã (hoặc phường, thị trấn, huyện,...) thành... (ghi tên mới của đơn vị hành chính)".

10. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi "Chuyển mục đích sử dụng từ đất... thành đất... (ghi mục đích sử dụng trước và sau khi được chuyển) theo Quyết định số..., ngày …/…/…, hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa và cấp Giấy chứng nhận mới cho từng thửa đất mới sau chia tách.

11. Trường hợp được gia hạn sử dụng đất thì ghi "Gia hạn sử dụng đất đến ngày …/…/…, theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

Trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối được tiếp tục sử dụng đất thì ghi "Tiếp tục sử dụng đất đến ngày …/…/…".

12. Trường hợp chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang giao đất có thu tiền hoặc chuyển từ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất thì ghi "Chuyển hình thức sử dụng từ... sang... (ghi cụ thể hình thức sử dụng đất trước và sau khi được chuyển) từ ngày …/…/…, theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

13. Trường hợp xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì thể hiện như sau:

a) Trường hợp xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì trên Giấy chứng nhận của bên nhận quyền sử dụng hạn chế được ghi "Được quyền... (ghi nội dung quyền sử dụng hạn chế) trên thửa đất số... theo... (ghi tên văn bản xác lập quyền được sử dụng hạn chế) ngày .../.../…".

Trên Giấy chứng nhận của bên trao quyền sử dụng hạn chế được ghi "Người sử dụng thửa đất số... được... (ghi nội dung quyền sử dụng hạn chế) trên thửa đất... (ghi số hiệu thửa đất của bên trao quyền sử dụng hạn chế) theo... (ghi tên văn bản xác lập quyền được sử dụng hạn chế) ngày …/…/…";

b) Trường hợp thay đổi quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì trên Giấy chứng nhận của các bên liên quan được ghi "Quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề đã đăng ký ngày …/…/… có thay đổi... (ghi nội dung thay đổi) theo... (ghi tên văn bản về sự thay đổi quyền hạn chế) ngày …/…/…";

c) Trường hợp chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì trên Giấy chứng nhận của bên nhận và Giấy chứng nhận của bên trao quyền sử dụng hạn chế được ghi "Quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề đăng ký ngày …/…/… đã chấm dứt... (ghi nội dung thay đổi) theo... (ghi tên văn bản về sự thay đổi quyền hạn chế) ngày …/…/…".

14. Trường hợp có thay đổi nội dung hạn chế về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận thì ghi "Hạn chế về... (ghi nội dung hạn chế có thay đổi) đã thay đổi... (ghi nội dung thay đổi hoặc bị bãi bỏ của hạn chế đó) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)";

15. Trường hợp thay đổi, bổ sung về tài sản gắn liền với đất thì thể hiện như sau:

a) Trường hợp thay đổi về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận (như thay đổi công năng, diện tích tài sản, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu,...) thì ghi "... (ghi tên tài sản đã ghi trên Giấy chứng nhận có thay đổi) đã thay đổi... (ghi nội dung thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)";

b) Trường hợp bổ sung thêm tài sản gắn liền với đất thì ghi "Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu đối với... (lần lượt ghi từng thông tin về tài sản được chứng nhận bổ sung theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này)".

16. Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần diện tích của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi "Nhà nước thu hồi... m2, diện tích còn lại là... m2 có số hiệu thửa là..., tài sản gắn liền với đất còn lại là... (ghi đối với trường hợp đã chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất), theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".

Trường hợp người sử dụng đất tự nguyện hiến một phần diện tích của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng khác thì Giấy chứng nhận đã cấp được ghi "Đã hiến... m2 để làm... (đường giao thông hoặc thủy lợi hoặc công trình công cộng khác) theo... (ghi tên và ngày tháng năm ký văn bản về việc hiến đất); diện tích còn lại là... m2".

17. Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp phát hiện có sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin trên Giấy chứng nhận thì ghi "Nội dung... (ghi nội dung có sai sót) có sai sót, được đính chính lại là... (ghi thông tin được sửa chữa lại) theo biên bản kiểm tra ngày... của…".

18. Trường hợp thu hồi đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc các lý do khác mà thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp thì trước khi đưa vào lưu trữ phải ghi lý do thu hồi và đóng dấu xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận”.

Thanh tra tỉnh xin trao đổi để ông Lê Văn Tài thực hiện theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến việc hỗ trợ khi thu hồi đất

  • Tác giả: Huỳnh Chí Minh Thiện

  • 13/01/2023 11:12

phản ánh việc UBND huyện Nghĩa Hành không hỗ trợ cho gia đình ông chi phí đầu tư còn lại vào đất khi thu hồi đất để thực hiện Dự án: Đường Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 13/01/2023 11:12

Trả lời:

Qua nghiên cứu, nội dung phản ánh của ông không thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh; Thanh tra tỉnh trả lời, hướng dẫn ông thực hiện như sau: 

1. Khi gửi đơn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đề nghị ông phải xác định rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại và các căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là chưa đúng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông. Từ đó, cơ quan tiếp nhận đơn xác định thẩm quyền xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

2. Theo quy định tại Điều 66, điểm a khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 thì UBND huyện Nghĩa Hành là cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, có trách nhiệm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Nghĩa Hành.

+ Trường hợp UBND huyện Nghĩa Hành đã ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho gia đình ông mà ông không đồng ý thì ông có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành để được xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai năm 2013, khoản 1 Điều 18 Luật Khiếu nại năm 2011.

+ Trường hợp UBND huyện Nghĩa Hành chưa ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho gia đình ông mà thông qua việc tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nếu ông không đồng ý thì có quyền gửi ý kiến của mình đến Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng là Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để được xem xét giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013.

Thanh tra tỉnh hướng dẫn ông Huỳnh Chí Minh Thiện thực hiện theo quy định của pháp luật./.

Hỏi liên quan đến thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

  • Tác giả: Trần Văn B

  • 04/04/2022 16:53

Trong trường hợp Doanh nghiệp trong năm đã được cơ quan thuế kiểm tra có quyết định kiểm tra và có kết luận kiểm tra. Xong lại có đoàn cùa Thanh tra Sở X xuống kiểm tra đột xuất tại doanh nghiệp trong cùng một năm thì có đúng theo quy định của nhà nước về thanh tra, kiểm tra không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 04/04/2022 16:53

Trả lời:

- Tại Điều 7 Luật Thanh tra năm 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau: (1) Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. (2) Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

- Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp quy định: khi tiến hành xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng

- Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/12/2012 của Chính phủ quy định: Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.

Như vậy, trong trường hợp nhận thấy doanh nghiệp của bạn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở X thì Thanh tra Sở X có quyền ban hành quyết định kiểm tra đột xuất và tiến hành kiểm tra đột xuất tại doanh nghiệp của bạn. Nếu như vậy thì việc Thanh tra Sở X và cơ quan thuế cùng thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp của bạn cùng một năm trong trường hợp này là đúng pháp luật.

 

Hỏi liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

  • Tác giả: Nguyễn Văn A

  • 04/04/2022 16:49

Xin Thanh tra tỉnh cho biết nội dung quan trọng của Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 04/04/2022 16:49

Trả lời:

Nội dung rất quan trọng được Thủ tướng đề cập tại Chỉ thị 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, đó là khi tiến hành xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải đảm bảo theo đúng các yêu cầu của Chỉ thị 20, như là:

- Thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch đã được phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao;

- Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng;

- Không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất;

- Nếu có sự trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra với cơ quan khác thì phải báo cáo với cơ quan, đơn vị liên quan để có giải pháp phù hợp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1200

Tổng số lượt xem: 762473