Truy cập nội dung luôn
THANH TRA TỈNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

Hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

15:24 29/08/2023

Quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã xác định: Đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Từ đó đề ra mục tiêu tổng quát, định hướng các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng tham gia tích cực của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, báo chí mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

 

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Quảng Ngãi

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Quảng Ngãi

10:26 12/04/2023

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định, chính sách với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN). Với sự quyết tâm, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt những kết quả tích cực, tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong xã hội. Hàng năm, Thanh tra Chính phủ ban hành bộ tiêu chí và chấm điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng các tỉnh, thành trên cả nước. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, công tác phòng chống, tham nhũng trên địa bàn cũng đạt nhiều kết quả, riêng năm 2021, theo công bố của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi đạt 63,41/100 điểm, tăng 1,36 điểm so với năm 2020, đứng ở vị trí 26/63 tỉnh thành, đứng vị trí 02/19 trong các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 
Cơ quan tôi là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thì phải thực hiện việc kê khai, tiếp nhận, quản lý, bàn giao và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

Cơ quan tôi là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thì phải thực hiện việc kê khai, tiếp nhận, quản lý, bàn giao và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

11:18 09/03/2022

Theo quy định tại Điều 37, 38 và 39 Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020  tại từng cơ quan, đơn vị tổ chức việc kê khai, tiếp nhận, quản lý, bàn giao và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:

1. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập

- Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền (Thanh tra tỉnh).

- Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;

- Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai;

2. Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập

- Tiếp nhận, quản lý bản kê khai

- Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền (Thanh tra tỉnh).

3. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Việc công khai bản kê khai tài sản thu nhập được quy định chi tiết tại Điều 39 Luật PCTN năm 2018 và Điều 11 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP; tuy nhiên có thể khái quát như sau:

- Địa điểm công khai: Thực hiện công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

- Thời gian công khai: Bản kê khai được công khai chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai bàn giao bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Hình thức công khai: có hai hình thức như sau:

+ Niêm yết: Thời gian niêm yết bản kê khai là 15 ngày. Vị trí niêm yết phải bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc đọc các bản kê khai. Việc niêm yết phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ các bản kê khai được niêm yết, có chữ ký xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đại diện tổ chức công đoàn.

+ Tổ chức tại cuộc họp: Cuộc họp công khai bản kê khai phải bảo đảm có mặt tối thiểu 2/3 số người được triệu tập. Người chủ trì cuộc họp tự mình hoặc phân công người đọc các bản kê khai hoặc từng người đọc bản kê khai của mình. Biên bản cuộc họp phải ghi lại những ý kiến phản ánh, thắc mắc và giải trình về nội dung bản kê khai (nếu có); có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và đại diện tổ chức công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

11:07 09/03/2022

Trả lời:

Theo quy định tại  Điều 34 Luật PCTN năm 2018, đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gồm:

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đồng thời, theo quy định tại Luật PCTN năm 2018 có 04 phương thức kê khai, theo đó từng đối tượng kê khai tương ứng theo từng phương thức như sau:

 1. Kê khai lần đầu: đối tượng là những người đang giữ vị trí công tác hoặc lần đầu giữ vị trí công tác gồm: Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an và Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Kê khai hàng năm bao gồm các đối tượng sau:

- Người giữ chức vụ Giám đốc Sở và tương đương trở lên được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật PCTN.

- Những người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, cụ thể:

+ Các ngạch công chức và các chức danh: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm viên; Kiểm sát viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên thuế; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên của Đảng; Thanh tra viên; Thẩm phán.

+ Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

+ Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên.

Lưu ý: Trường hợp thuộc đối tượng kê khai hàng năm thì không phải thực hiện kê khai bổ sung.

4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ:

- Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an và Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1478

Tổng số lượt xem: 942579