Truy cập nội dung luôn
THANH TRA TỈNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

Cơ quan tôi là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thì phải thực hiện việc kê khai, tiếp nhận, quản lý, bàn giao và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

09/03/2022 11:18    93

Theo quy định tại Điều 37, 38 và 39 Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 tại từng cơ quan, đơn vị tổ chức việc kê khai, tiếp nhận, quản lý, bàn giao và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như sau: 1. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập - Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền (Thanh tra tỉnh). - Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai; - Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai; 2. Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập - Tiếp nhận, quản lý bản kê khai - Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền (Thanh tra tỉnh). 3. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập Việc công khai bản kê khai tài sản thu nhập được quy định chi tiết tại Điều 39 Luật PCTN năm 2018 và Điều 11 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP; tuy nhiên có thể khái quát như sau: - Địa điểm công khai: Thực hiện công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại trụ sở cơ quan, đơn vị. - Thời gian công khai: Bản kê khai được công khai chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai bàn giao bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. - Hình thức công khai: có hai hình thức như sau: + Niêm yết: Thời gian niêm yết bản kê khai là 15 ngày. Vị trí niêm yết phải bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc đọc các bản kê khai. Việc niêm yết phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ các bản kê khai được niêm yết, có chữ ký xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đại diện tổ chức công đoàn. + Tổ chức tại cuộc họp: Cuộc họp công khai bản kê khai phải bảo đảm có mặt tối thiểu 2/3 số người được triệu tập. Người chủ trì cuộc họp tự mình hoặc phân công người đọc các bản kê khai hoặc từng người đọc bản kê khai của mình. Biên bản cuộc họp phải ghi lại những ý kiến phản ánh, thắc mắc và giải trình về nội dung bản kê khai (nếu có); có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và đại diện tổ chức công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị.

  

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1019

Tổng số lượt xem: 765877